I.BẢN CHẤT CỦA MARKETING QUỐC TẾ: (The Nature of International Marketing)
1. Marketing là gì?
Khái niệm Marketing đã được định nghĩa bằng nhiều cách bởi nhiều tác giả khác nhau. Tuy nhiên, định nghĩa ở đây chỉ giới hạn theo quan điểm của doanh nghiệp như sau: “Marketing là cầu nối giữa hai chức năng cơ bản: sản xuất và tiêu thụ.
Có hai cách định nghĩa cụ thể hơn về Marketing :
* “Marketing là một hoạt động hướng tới sự thỏa mãn những thứ mà khách hàng cần (need) và muốn(want) thông qua hoạt động trao đổi trên thị trường”
* “Marketing là tiến trình quản trị có nhiệm vụ phát hiện, dự đoán và thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích lợi nhuận”
Như vậy, Marketing phải bao gồm các hoạt động như sau:
*Phân tích thị trường và thị trường tiềm năng.
- Sau khi chọn lựa và xác định thị trương mục tiêu, áp dụng Marketing Mix vào chương trình tiếp thị :
+ Product : Thiết kế và xây dựng chiến lược sản phẩm .
+ Price : Chiến lược gía
+ Place ( Distribution) : Thiết lập kênh phân phối .
+ Promotion : Xúc tiến sản phẩm .
2. Marketing Quốc Tế (International Marketing)
Khái niệm Marketing Quốc Tế chỉ khác với Marketing ở chỗ “Hàng hóa (và dịch vụ) được tiếp thị ra khỏi phạm vi biên giới của một Quốc Gia” Dù sự khác biệt này không lớn lắm, nhưng nó lại có ý nghĩa thay đổi quan trọng trong cách quản trị Marketing (Marketing Management), cách giải quyết các trở ngại của Marketing, việc thành lập các chính sách Marketing kể cả việc thực hiện các chính sách này.
Marketing quốc tế gồm có 3 dạng:
2.1 Marketing Xuất Khẩu (Export Marketing)
Ðây là hoạt động Marketing nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Như vậy, Marketing xuất khẩu khác Marketing nội địa bởi vì nhân viên tiếp thị (marketer) phải nghiên cứu nền kinh tế mới, kể cả chính trị, luật pháp, môi trường VH-XH đều khác với các điều kiện, môi trường trong nước, buộc doanh nghiệp phải thay đổi chương trình Marketing trong nước của mình nhằm để đưa hàng hóa thâm nhập thị trường nước ngoài.
2.2 Marketing tại nước sở tại (The Foreign Marketing)
Hoạt động Marketing bên trong các quốc gia mà ở đó Công ty của ta đã thâm nhập; Marketing này không giống Marketing trong nước vì chúng ta phải đương đầu với một loại cạnh tranh mới, cách ứng xử của người tiêu thụ cũng khác, hệ thống phân phối, quảng cáo khuyến mãi khác nhau và sự việc càng phức tạp hơn nữa vì mỗi quốc gia đều có môi trường Marketing khác nhau, thử thách quan trọng ở đây là các Công ty phải hiểu môi trường khác nhau ở từng nước để có chính sách phù hợp, đó là lý do tại sao các chuyên viên Marketing cao cấp thành công ở một nước này nhưng lại rất ngán ngại khi có yêu cầu điều động sang một nước khác.
2.3 Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing)
Nhấn mạnh đến sự phối hợp và tương tác hoạt động Marketing trong nhiều môi trường khác nhau. Nhân viên Marketing phải có kế hoạch và kiểm soát cẩn thận nhằm tối ưu hóa sự tổng hợp lớn nhất là tìm ra sự điều chỉnh hợp lý nhất cho các chiến lược Marketing được vận dụng ở từng quốc gia riêng lẻ.
III. QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH MARKETING XUẤT KHẨU
1. Phân tích điểm mạnh yếu: Mục tiêu là để khẳng định Công ty có đủ điều kiện để xuất khẩu hay không?, trước khi đi đến những quyết định có thể gâylãng phí công sức. Ðiều quan trọng là trong phân tích phải chú ý đến kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân, lĩnh vực được nhà nước khuyến khích để được hưởng ưu đãi của chính phủ, phải làm rõ mục tiêu lớn của xuất khẩu là hướng về thị trường mục tiêu, cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với khả năng tài chính, kỹ thuật và đội ngũ cán bộ.
2. Phân tích và nhận biết sản phẩm dành cho xuất khẩu, mục đích là tìm ra những sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ trên thị trường mà Công ty có khả năng sản xuất.
3. Nhận biết được thị trường xuất khẩu tiềm năng.
4. Xếp hạng thứ tự ưu tiên thị trường tiềm năng.
5. Phân tích tỷ mỷ để đưa ra quyết định chọn thị trường xuất khẩu.
6. Xây dựng kế hoạch Marketing.
KẾ HOẠCH MARKETING TT MỤC LỤC NỘI DUNG
I Tóm tắt tổng quát Giới thiệu những vấn đề chính của Công ty, những vấn đề cần giải quyết về mặt Marketing
II Nghiên cứu môi trường Marketing Nghiên cứu môi trường kinh tế, pháp luật, chính trị, văn hóa.
III Phân tích điểm mạnh, yếu Ðiểm mạnh Ðiểm yếu
IV Mục tiêu Doanh số, thị phần, lợi nhuận
V Chiến lược Marketing Ðề ra các chiến lược để đạt mục tiêu
VI Kế hoạch hoạt động Các bước, khoảng thời gian, phương tiện VII Kết quả dự báo Dự báo khối lượng, kết quả tài chính.
Nguồn : Sưu tầm và biên soạn
Để tìm hiểu thêm về các nghiệp vụ XNK khác , các bạn có thể đăng ký khóa học " Itrain - Train to success" khóa học đào tạo XNK số 1 Việt Nam do các giảng viên là chuyên gia XNK lâu năm trong nghề .
>>> Bài viết liên quan :
https://itrain.edu.vn/msds-la-gi.html
https://itrain.edu.vn/xuat-khau-tai-cho.html