Có lẽ nhiều người từ xưa tới nay vẫn có quan niệm xuất nhập khẩu tiêu ngạch là không chính thống, luồn lách thủ tục xuất nhập khẩu còn xuất nhập khẩu chính ngạch là chính thức, làm các thủ tục hải quan đầy đủ tại cảng, sân bay.
Đó chỉ là một trong rất nhiều quan niệm chưa chính xác về 2 hình thức xuất nhập khẩu này. Ở bài viết dưới đây, Itrain sẽ giúp bạn hiểu rõ về xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch là gì?
1.Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì?
Tiểu ngạch là một trong những hình thức trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa người dân sinh sống ở gần biên giới giữa hai nước có đường biên giới liền kề nhau. Những người dân nước ta sống ở các vùng cửa khẩu ở một số tỉnh giáp biên với các nước láng giềng như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai…
Các mặt hàng thường buôn bán qua đường tiểu ngạch gồm: nông sản, các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, vải vóc,…
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch chính là một trong những hình mua, bán hàng hóa, kinh doanh được nhiều thương lái ưa chuộng nhất hiện nay vì thủ tục đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp.
Khi tham gia vào hình thức kinh doanh này, các cá nhân vẫn phải đóng thế và chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn… bởi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.
2.Xuất nhập khẩu chính ngạch là gì?
Bên cạnh tiểu ngạch, chính ngạch cũng là một hình thức buôn bán mang tính quốc tế cao, được nhiều thương lái, doanh nghiệp lựa chọn để giao dịch và thông thương với các nước có đường biên giới sát Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia… Buôn bán chính ngạch là việc các công ty, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp của nước ta ký những những hợp đồng kinh tế với các đối tác nước ngoài theo Hiệp định đã được ký kết (hoặc cam kết) giữa các quốc gia với nhau, hoặc giữa quốc gia với các Khu vực, Tổ chức, Hiệp hội kinh tế trên thế giới theo thông lệ quốc tế.
Vậy xuất nhập khẩu tiểu ngạch và xuất nhập khẩu chính ngạch là gì?
Tiểu ngạch và chính ngạch là hai hình thức xuất nhập khẩu phổ biến nhất được nhà nước ta thừa nhận là các hoạt động buôn bán hợp pháp tại biên giới. Mặc dù xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch đều được nhà nước ta hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển nhưng mỗi hình thức đều có những mặt lợi và hại riêng.
Đối với nhiều doanh nghiệp buôn bán, xuất nhập khẩu tiểu ngạch luôn là hình thức được lựa chọn hàng đầu vì thuế suất thấp hơn thuế xuất nhập khẩu chính ngạch , thủ tục dễ dàng, chỉ cần một tờ khai tiểu ngạch, chịu phí biên mậu là có thể xuất được hàng, không cần hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương như qua đường chính ngạch. Nhưng, xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường không có tính ổn định, giá trị mỗi giao dịch nhỏ…
Hơn nữa, để xuất nhập khẩu những hàng hóa sang các nước trên thế giới thì hình thức tiểu ngạch này không thể đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Vì vậy những thương vụ mua bán lớn, và mang tính toàn cầu thường sử dụng hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp, cá nhân cũng lợi dụng xuất nhập khẩu tiểu ngạch để tránh thuế. Họ có thể thuê mướn nhiều người dân ở vùng biên giới thực hiện việc mua bán để không phải nộp thuế nhiều. Tuy nhiên, hành vi này cũng có thể bị bắt và liệt vào trốn thuế.
Xuất nhập khẩu chính ngạch là hình thức vận chuyển hàng hóa qua biên giới thông qua các cửa khẩu với số lượng lớn. Hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch phải được kiểm duyệt kĩ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… bởi các cơ quan chức năng chuyên ngành và phải hoàn thành mọi thủ tục cũng như phải đóng thuế đầy đủ trước khi thông quan.
Xuất nhập khẩu chính ngạch có hợp đồng mua bán đầy đủ, ràng buộc giữa người mua và người bán theo quy định và thông lệ quốc tế. Vì vậy, hình thức này thường được sử dụng phổ biến trong mua bán quốc tế với hợp đồng mua bán lớn.
https://itrain.edu.vn/bao-hiem-hang-hoa-la-gi.html