Việc vận chuyển trao đổi hàng hóa ngày càng diễn ra nhộn nhịp trên khắp cả nước. Và những mất mát, hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển là điều không thể tránh khỏi, và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, uy tín của không ít doanh nghiệp. Bảo hiểm hàng hóa ra đời là hình thức để bảo vệ các doanh nghiệp trước những rủi ro về hàng hóa gây nên. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết :
1. Bảo hiểm hàng hóa là gì?
Bảo hiểm về hàng hóa - bảo vệ rủi ro cho hàng hóa của các doanh nghiệp
Bảo hiểm hàng hóa có thể hiểu một cách đơn giản là bảo vệ hàng hóa của các doanh nghiệp trước những rủi ro, mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển hay bị lưu kho tạm thời bằng tất cả những loại hình vận chuyển hiện nay như đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không trên phạm vi cả nước và trên toàn thế giới.
2. Đối tượng tham gia của bảo hiểm hàng hóa.
Đối tượng được tham gia bảo hiểm về hàng hóa tất cả những hàng hóa được vận chuyển nội địa Việt Nam hay trên toàn thế giới bằng các hình thức vận chuyển hiện hữu như:
Đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy.
3. Phân loại bảo hiểm hàng hóa an toàn
Các hình thức bảo hiểm về hàng hóa
Các hình thức bảo hiểm về hàng hóa
Bảo hiểm hàng hóa sẽ được phân loại theo 2 hình thức sau:
Hình thức bảo hiểm hàng hóa nội địa
Đối với bảo hiểm về hàng hóa nội địa có nghĩa là đối tượng tham gia sẽ là các hàng hóa được vận chuyển, giao thương ở trên lãnh thổ Việt Nam.
Các rủi ro của hàng hóa nội địa được bảo hiểm bảo vệ gồm:
- Hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai như động đất, sóng thần, lũ lụt, bão,...
- Hàng hóa bị mất do cháy, nổ phương tiện vận chuyển hoặc kho lưu trữ.
- Hàng hóa bị tổn thất, hư hại do phương tiện vận chuyển gặp vấn đề như tai nạn hay mất tích trên đường đi.
- Các cơ sở hạ tầng như đường, cầu, cống, hầm bị sập khiến các phương tiện vận chuyển không thể lưu thông
Phí bảo hiểm nội địa của hàng hóa sẽ được tính như sau:
Phí bảo hiểm khách hàng được hưởng = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm tính theo % (phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói và phương tiện và hình thức vận chuyển)
Hình thức bảo hiểm của hàng hóa xuất nhập khẩu
Là hình thức bảo vệ cho hàng hóa được vận chuyển bằng tất cả các hình thức hiện hữu như đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy trên phạm vị toàn thế giới.
Các rủi ro của hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo vệ bao gồm:
- Cháy nổ phương tiện vận chuyển.
- Các phương tiện vận chuyển bị mắc cạn, lật úp, trật bánh
- Gặp tai nạn với các phương tiện khác.
- Hư hỏng hàng do dỡ hàng tại cảng nơi tàu, thuyền gặp nạn.
Hay các tổn thất khác được gây ra như:
- Ném hàng ra khỏi phương tiện vận chuyển như tàu, thuyền, xe,
- Hàng hóa bị mất do phương tiện vận chuyển bị mất tích.
- Hàng hóa thiệt hại do thiên tai như núi lửa phun, sóng thần,
- Hàng hóa bị thiệt hại do cướp giật
- Nước biển, sông hồ, tràn vào các phương tiện vận chuyển làm hư hại hàng hóa.
Phí bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được tính như sau:
CIF = (C+F) /(1-R)
I = CIF x R
(Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường điều kiện bảo hiểm.
4. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm hàng hóa được tối ưu để bảo vệ quyền lợi
Phạm vi bảo hiểm hàng hóa được tối ưu để bảo vệ quyền lợi
Dù là bảo hiểm về hàng hóa trong nội địa hay quốc tế cũng sẽ áp dụng theo các phạm vi sau:
- Bảo hiểm sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với hàng hóa kể từ khi bắt đầu vận chuyển cho đến khi được dỡ khỏi phương tiện vận chuyển ở bước cuối cùng.
- Được bảo vệ trong mọi phạm vi ở cả trong nước và toàn thế giới.
- Được bảo vệ trên mọi hình thức vận chuyển hiện tại ở Việt Nam.
- Quá trình lưu kho tạm thời làm ảnh hưởng đến hàng hóa cũng được bảo hiểm bảo vệ.
- Mức độ rủi ro và bồi thường sẽ được quy định theo giá trị hàng hóa và quy định của các điều khoản có trong hợp đồng bảo hiểm.
Nguồn : Biên soạn và sưu tầm .