Kết nối với chúng tôi
Đăng kí ngay

Tổng quan về nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Tổng quan về nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Nghiệp vụ xuất nhập khẩu là gì và tiến trình thực hiện như thế nào, luôn là vấn đề hot quan tâm nhất hiện nay. Xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh luôn được nhà nước quan tâm nhằm mở rộng lưu thông và phát triển hàng hóa trên thị trường quốc tế. Đây được coi là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương và có sự tác động mạnh mẽ đến những ngành khác. 

Nghiệp vụ xuất nhập khẩu được chia làm hai mảng:

Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho quốc gia khác và được thanh toán. Các loại hàng thường được xuất khẩu từ Việt Nam: Quần áo, thời gian, phụ kiện thời trang, nông sản,…. Những sản phẩm xuất khẩu phải đạt tiêu chuẩn nhất định;

Nhập khẩu là việc nhập hàng hóa từ quốc gia khác về thị trường nội địa. Những sản phẩm được nhập khẩu chủ yếu là: Máy móc thiết bị, điện tử, linh kiện điện tử, xăng dầu, ô tô,…..:

Một bộ chứng từ trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu bao gồm : Hợp đồng thương mại ( Sales contract), phiếu/danh sách đóng gói hàng hóa ( Packing list), Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice), tờ khai hải quan, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận chất lượng, Xuất xứ hàng hóa ( C/O)….

 

 

tong-quan-ve-nghiep-vu-xuat-nhap-khau

 

Các loại hình phân loại trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Xuất khẩu trực tiếp

Trong hình thức xuất khẩu trực tiếp, hai bên mua bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ của quốc gia cũng như thông lệ mua bán quốc tế. Hình thức xuất khẩu trực tiếp thích hợp đối với gần như mọi loại hình doanh nghiệp, giúp họ chủ động được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Loại hình này cũng là sự lựa chọn của các doanh nghiệp đang muốn khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.

Người xuất khẩu tự đứng tên, đàm phán, bán hàng… nên gọi là trực tiếp.

Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác)

Xuất khẩu gián tiếp hay còn gọi là xuất khẩu ủy thác. Với hình thức này, bên có hàng sẽ ủy thác cho một đơn vị khác gọi là bên nhận ủy thác để tiến hành xuất khẩu trên danh nghĩa của bên nhận ủy thác.

Để thực hiện hình thức này, doanh nghiệp nhận ủy thác cần ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với đơn vị trong nước. Bên nhận ủy thác sẽ ký kết hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán đối với đơn vị nước ngoài và cuối cùng là nhận phí ủy thác xuất khẩu từ chủ hàng đã ủy thác xuất khẩu.

Vậy ai thường cần tới dịch vụ xuất khẩu ủy thác?

Thông thường, các doanh nghiệp chưa có đủ thông tin cần thiết về thị trường nước ngoài, hay có quy mô kinh doanh còn nhỏ, nguồn lực hạn chế hoặc chịu nhiều rào cản từ phía nhà nước sẽ áp dụng hình thức xuất khẩu này. Các doanh nghiệp có thể xuất khẩu gián tiếp (ủy thác) thông qua công ty thương mại xuất khẩu, nhà xuất khẩu chuyên nghiệp, tổ chức gom hàng và xuất khẩu, hay qua một hãng khác xuất khẩu theo kênh Marketing của họ…

Gia công hàng xuất khẩu

Gia công xuất khẩu là hình thức mà công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (chủ yếu là máy móc, nguyên vật liệu) từ công ty nước ngoài về để sản xuất hàng hóa dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa làm ra sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng.

Hình thức gia công xuất khẩu này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, được các quốc giá có nguồn lao động dồi dào giá rẻ như Việt Nam áp dụng. Điều này không những tạo điều kiện tiếp cận công nghệ mới mà còn mang lại việc làm cho người lao động. Việt Nam cũng là một trong số những nước gia công hàng xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng như dệt may, da giầy, điện tử…

Ví dụ (tôi thay tên công ty cho phù hợp): Công ty may Gia Lộc ở Hải Dương ký hợp đồng gia công cho Công ty Taifeng của Đài Loan. Theo đó, Taifeng sẽ chuyển hầu hết máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu sang Việt Nam để Gia Lộc tiến hành cắt may theo mẫu mã mà Taifeng cung cấp. Với sản phẩm quần áo đã hoàn tất, Gia Lộc sẽ xuất khẩu trả lại theo chỉ dẫn của Taifeng, chẳng hạn sang thị trường , Nhật, Mỹ, Châu Âu... Đó gọi là xuất khẩu hàng gia công.

Ngoài những hình thức phổ biến như trên, hiện nay, với mục tiêu kinh doanh xuất khẩu nhằm phân tán và chia sẻ rủi ro thì các doanh nghiệp ngoại thương còn có thể lựa chọn các hình thức xuất khẩu khác như sau:

  • Xuất khẩu tại chỗ: người xuất khẩu Việt Nam bán hàng cho thương nhân nước ngoài, và được nhà nhập khẩu chỉ định giao hàng cho một đơn vị khác trên lãnh thổ Việt Nam.

     Công ty bao bì Toàn Phát tại Hưng Yên bán hàng cho Công ty Taifeng của Đài Loan, và được chỉ định giao lô hàng vỏ thùng carton cho Công ty may Gia Lộc (làm gia công cho Taifeng mà tôi đã nêu trong ví dụ trên) tại kho hàng ở Hải Dương. Như vậy, hàng xuất khẩu cho đối tác nước ngoài (Đài Loan), nhưng lại giao ngay trên lãnh thổ Việt Nam (Hải Dương) theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.
  • Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất: là hình thức mà hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào lãnh thổ Việt Nam rồi sau đó lại được xuất sang nước khác (tạm nhập tái xuất), hoặc hàng trong nước được tạm xuất ra nước ngoài và sau một thời gian nhất định lại được nhập về (tạm xuất tái nhập).

    Ví dụ: Tập đoàn Vingroup muốn đưa xe ô tô hiệu Vinfast của mình giới thiệu tại Triển lãm ô tô quốc tế tại Frankfurt 2020 (tương lai). Muốn vậy, họ sẽ phải làm thủ tục để đưa sản phẩm ra nước ngoài trong thời gian triển lãm (tạm xuất), sau khi xong lại đưa những sản phẩm đó trở lại Việt Nam (tái nhập).
  • Buôn bán đối lưu: người mua đồng thời là người bán và ngược lại, với lượng hàng xuất và nhập khẩu có giá trị tương đương. Hình thức này còn gọi là xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng.
  • Xuất khẩu theo nghị định thư ký kết giữa các Chính phủ: các doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu theo chỉ định và hướng dẫn trong văn bản đã ký kết của Chính phủ, thường giữa các quốc gia có quan hệ mật thiết.

 

Thông qua bài viết, mong rằng các bạn sẽ hiểu được kinh doanh xuất nhập khẩu là gì và vai trò của chúng đối với nền kinh tế nước nhà.

0 vote
Bài mới hơn
Bài cùng chuyên mục
Tin mới
  • Phí THC và LIFT ON-OFF là gì và sự khác nhau giữa hai loại phí nàyPhí THC và LIFT ON-OFF là gì và sự khác nhau giữa hai loại phí này
  • Ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong đại dịch Covid-19Ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong đại dịch Covid-19
  • Thế nào là kho ngoại quanThế nào là kho ngoại quan
  • Cách khai tên hàng hóa trên tờ khai hải quanCách khai tên hàng hóa trên tờ khai hải quan
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ITRAIN
Chắc chắn nói đến đào tạo thực tế, cầm tay chỉ việc thì Itrain chính là thương hiệu hàng đầu với hàng chục ngàn học viên đã tốt nghiệp. Giảng viên tại Itrain hầu hết đang giữ những vị trí cao cấp trong các công ty tài chính, kế toán, xuất nhập khẩu…
Phản hồi của khách hàng

PHẠM THỊ THIỀU

Trường phòng xuất nhập khẩu công ty Hanaro TNS Việt Nam

Follow us:

  •  
  •  
  •  
PHẠM THỊ THIỀU - Trường phòng xuất nhập khẩu công ty Hanaro TNS Việt Nam

NGÔ VĂN KHIÊM

Giám đốc chi nhánh Hải Phòng – công ty ONTIME Việt Nam

Follow us:

  •  
  •  
  •  
NGÔ VĂN KHIÊM - Giảng viên

LÊ VĂN KHOA

Giám đốc công ty BPI

Chuyên mảng tư vấn xuất nhập khẩu

Follow us:

  •  
  •  
  •  
LÊ VĂN KHOA -

NGUYỄN HỮU PHÚ

Giám đốc công ty CP KPC Quốc Tế

Chuyên về khóa học XNK, Logistics

Follow us:

  •  
  •  
  •  
NGUYỄN HỮU PHÚ -

GIDEON HOEN

Certified ESL Teacher

Tiếng anh xuất nhập khẩu

Follow us:

  •  
  •  
  •  
Gideon Hoen - Certified ESL Teacher

TRƯƠNG ĐÌNH LONG

Hansol Logistics Viet nam co., ltd/ Air team leader

Follow us:

  •  
  •  
  •  
TRƯƠNG ĐÌNH LONG -
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Đăng ký ngay để nhận thông tin về các khóa học mới nhất tại Itrain

Đăng ký nhận tin từ chúng tôi
(*)
(*)
(*)

PHẢN HỒI CỦA HỌC VIÊN VÀ NHÀ TUYỂN DỤNG

Quảng cáo
  • Anh1
  • Anh1
  • anh2
  • anh2
  • anh3
  • anh3
  • anh4
  • anh4

LỢI ÍCH SAU KHÓA HỌC

  • Có kinh nghiệm tương đương 1 - 3 năm làm việc thực tế và đảm nhận tốt tất cả các vị trí công việc trong công ty XNK và Logistics như: International Sale, Purchasing, Sales Logistics, Chứng từ xuất nhập khẩu, Hiện trường (Ops),...
  • Nắm chắc và vận dụng linh hoạt kiến thức chuyên ngành xuất nhập khẩu và logistics vào thực tế như: Incoterms, Hợp đồng ngoại thương Invoice, List, Tiếng Anh chuyên ngành, Phương thức thanh toán quốc tế, Tính chi phí Logistics, Quy trình XNK, HS code, C/O, Truyền tờ khai điện tử,...
  • Thành thạo kĩ năng phân tích và biết cách áp dụng các văn bản pháp luật hiện hành về XNK và Logistics vào công việc.
  • Được tham gia vào Gia đình Xuất nhập khẩu của các chuyên gia hàng đầu, hỗ trợ trọn đời đến khi thành thạo và làm được việc.
Hotline: 0915.380.616