Kết nối với chúng tôi
Đăng kí ngay

Góc chia sẻ kiến thức xuất nhập khẩu và logistics

Góc chia sẻ kiến thức xuất nhập khẩu và logistics

Đã rất lâu mình chưa viết một bài chia sẻ về Incoterm 2010 (Điều kiện thương mại quốc tế). Hi vọng với kinh nghiệm trong nghề có thể giúp các bạn hình dung phần nào về KIM CHỈ NAM trong nghề Xuất nhập khẩu và Logistics.

Bỏ qua khái niệm Incoterm là gì, mình xin đi thẳng vào vấn đề chính là phân tích chi tiết các điều khoản cụ thể như sau.

goc-chia-se-kien-thuc-xuat-nhap-khau-va-logistics

 

- Điều kiện GIAO HÀNG TẠI XƯỞNG (Ex-work): đây là điều kiện rất rõ ràng mà ai đã từng học về Incoterm đều có thể phân biệt được trách nhiệm giữa người mua và người bán.
+ Người bán: giao chứng từ và giao hàng đã được đóng gói theo tiêu chuẩn XK tại kho của người bán, dĩ nhiên kho này là bất kỳ kho nào được người bán chỉ định chứ ko nhất thiết phải nằm tại địa chỉ trên chứng từ thể hiện.
+ Người mua: bốc hàng lên phương tiện vận chuyển tại kho của người bán chỉ định, chịu các chi phí như hải quan XK, kéo hàng ra cảng, các chi phí xuất hàng tại cảng, thuê tàu (máy bay), chi phí tại cảng nhập như bốc dỡ, hải quan, đưa hàng về kho và tiền thuế
=> Như vậy ở điều kiện này, thông tin quan trọng nhất cần lưu ý là ''trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện vận chuyển tại kho người bán - FOT (Free On Truck) là của người mua. Dù vậy, theo tập quán hoặc thỏa thuận thì người bán vẫn thường làm giúp người mua phần việc này.

 

- Điều kiện GIAO HÀNG CHO NGƯỜI CHUYÊN CHỞ (FCA - Free Carrier): đây tưởng chừng là điều kiện đơn giản nhưng hầu hết ở VN nhiều DN đang áp dụng sai, bởi do có thể chưa hiểu hết bản chất hoặc có thể là thỏa thuận, hoặc cũng có thể làm theo tập quán chung. Dù vậy, vẫn cần xác định rõ trách nhiệm như sau.
+ Người bán: hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu và giao hàng cho người chuyên chở được người mua chỉ định. Vậy nhưng ''địa điểm cần giao cho nhà chuyên chở cần xác định rõ'' nhằm tránh các tranh chấp nếu có phát sinh, vì vậy địa điểm cần giao nên cụ thể như sau
> Giao tại kho người bán
> Giao tại kho nhà chuyên chở
> Giao tại cảng
+ Người mua: nhận hàng tại địa điểm chỉ định (1 trong 3 địa điểm trên) sau khi người bán đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu. Vậy nghĩa là chi phí tại cảng xuất, cước tàu, chi phí cảng nhập, hải quan nhập, vận chuyển nội địa nhập và thuế đều thuộc trách nhiệm người mua

- Điều kiện GIAO DỌC MẠN TÀU (FAS - Free Alongside Ship): một điều kiện khá đặc biệt khi trong vận chuyển hàng nguyên cont chưa từng xảy ra (theo kinh nghiệm bản thân), để viết chi tiết thì mất rất nhiều thời gian, nên các bạn chỉ cần hiểu cơ bản như sau.
+ Người bán: hoàn thành thủ tục hải quan và giao hàng ra dọc mạn tàu
+ Người mua: bốc hàng lên tàu và chịu cước thuê tàu, kèm các chi phí khác như thủ tục NK, vận chuyển nội địa tại cảng nhập, chi phí local tại cảng nhập và cuối cùng là thuế nếu có
=> Điều kiện này thường dùng trong đường biển và gần như chỉ dùng cho hàng dời, nghĩa là hàng không đóng vào container.

- Điều kiện GIAO HÀNG LÊN TÀU (FOB - Free On Board): một điều kiện thường dùng và rất thông dụng trong các hoạt động mua bán quốc tế, cụ thể như sau.
+ Người bán: chịu trách nhiệm giao hàng lên tàu tại cảng xuất, nghĩa là họ phải chịu các chi phí như hải quan XK, giao hàng ra cảng, phí bốc xếp tại cảng hay còn gọi là local charge. 
+ Người mua: chịu trách nhiệm thuê tàu, chi phí dỡ hàng tại cảng nhập, hải quan nhập khẩu, vận chuyển từ cảng về kho và thuế nếu có
=> Hầu hết các sách và các thầy cô dạy trong trường đều nói điều kiện này không dùng cho đường hàng không nhưng thực tế không phải vậy. Điều kiện giao hàng độc lập với phương thức vận chuyển, và khi Seller và Buyer giao dịch mua bán thì họ có thể chọn bất kỳ phương thức vận chuyển nào cho phù hợp hoàn cảnh thực tế. Không chỉ vậy, khi tìm điều kiện khác để thay thế thì cũng không có điều kiện nào phù hợp và rõ ràng được trách nhiệm giữa Seller và Buyer.

- Điều kiện TIỀN HÀNG VÀ CƯỚC PHÍ (CFR - Cost & Freight): rất dễ để hình dung, cụ thể như sau.
+ Người bán: chịu mọi chi phí từ kho cho đến khi hàng sang đến cảng nhập khẩu, vậy nghĩa là chịu phí hải quan XK + vận chuyển từ kho ra cảng xuất + xếp dỡ tại cảng xuất + thuê tàu.
+ Người mua: khi hàng đến cảng nhập, người mua thanh toán phí xếp dỡ + hải quan NK + vận chuyển về kho + thuế tại cảng nhập

- Điều kiện TIỀN HÀNG - BẢO HIỂM - CƯỚC PHÍ (CIF - Cost Insurance & Freight): chỉ khác duy nhất phần trách nhiệm bảo hiểm so với điều kiện CFR, cụ thể.
+ Người bán: trách nhiệm giống với điều kiện CFR + phí mua bảo hiểm hàng hóa mà người thụ hưởng là người mua
+ Người mua: trách nhiệm chi phí giống như điều kiện CFR

- Điều kiện CƯỚC PHÍ TRẢ TỚI (CPT - Carriage Paid To): vẫn là nhóm C nhưng có sự khác biệt ở chỗ ''trả tới đâu''. Thực tế, phần lớn là trả tới cảng nhập nhưng vẫn có một số trường hợp đi sâu vào nội địa, vậy cụ thể là.
+ Người bán: chịu trách nhiệm hải quan xuất + vận chuyển ra cảng + local charge tại cảng xuất + thuê tàu + vận chuyển sâu vào nội địa nếu có (nghĩa là giao tại địa điểm chỉ định sâu trong nội địa - nhưng địa điểm này thường là kho hoặc cảng nội địa chịu sự giám sát của hải quan.
+ Người mua: thanh toán phí xếp dỡ tại cảng nhập + vận chuyển về kho + hải quan NK + thuế nếu có

- Điều kiện BẢO HIỂM VÀ CƯỚC PHÍ TRẢ TỚI (CIP - Carriage Insurance Paid To): dĩ nhiên là nó giống với term CPT nhưng sự khác biệt nằm ở phần trách nhiệm mua bảo hiểm
+ Người bán: trách nhiệm hải quan xuất + kéo hàng ra cảng + thuê tàu + mua bảo hiểm tại đầu xuất + vận chuyển sâu vào nội địa tại cảng nhập nếu có (tương tự term CPT)
+ Người mua: hoàn toàn giống CPT về các trách nhiệm liên quan đến chi phí như thanh toán các phí xếp dỡ tại cảng nhập + hải quan nhập + vận chuyển về kho + thuế

- Điều kiện GIAO HÀNG TẠI BẾN (DAT - Delivered At Terminal): thường áp dụng trong đường hàng không và chi tiết như sau.
+ Người bán: chịu các chi phí như hải quan xuất + vận chuyển nội địa ra cảng xuất + local tại cảng xuất + thuê tàu (máy bay) + chi phí dỡ tại cảng nhập
+ Người mua: thủ tục hải quan NK + vận chuyển hàng từ cảng nhập về kho + thuế tại cảng nhập
=> Điều kiện này cũng khá đặc biệt bởi thực tế thường có sự không rõ ràng về các chi phí dỡ hàng tại cảng nhập khẩu (mà nó chính là local charge tại cảng nhập), thông thường khi mua - bán DAT thì người mua thường chịu chi phí dỡ hàng tại cảng nhập và điều này phụ thuộc thỏa thuận giữa 2 bên.

- Điều kiện GIAO HÀNG TẠI NƠI ĐẾN (DAP - Delivered At Place): một điều kiện thay thế so với bản 200 bởi nó quy định rõ ràng hơn trách nhiệm của bên bán và mua, cụ thể như sau.
+ Người bán: chịu toàn bộ chi phí cho đến khi hàng được giao tại điểm chỉ định của người mua tại nước nhập khẩu nhưng không bao gồm 2 phí là hải quan nhập + thuế nhập khẩu
+ Người mua: chịu phí hải quan nhập khẩu và các loại thuế nhập nếu có
=> Lưu ý của điều kiện này là Buyer sẽ chịu trách nhiệm hạ hàng từ phương tiện vận chuyển của người bán xuống kho của mình

- Điều kiện GIAO HÀNG ĐÃ TRẢ THUẾ. (DDP - Delivered Duty Paid): một điều kiện ngược hoàn toàn với Ex-work. Cụ thể như sau
+ Người bán: chịu mọi chi phí liên quan đến việc vận chuyển một lô hàng từ kho người xuất sang đến kho người nhập chỉ định, bao gồm cả việc dỡ hàng từ phương tiện vào kho người nhập khẩu
+ Người mua: nhận hàng tại kho khi hàng đã dỡ xuống khỏi phương tiện, dĩ nhiên người mua sẽ phải bàn giao chứng từ để nhà vận chuyển được chỉ định của người bán làm thủ tục NK tại cảng nhập

Như vậy, toàn bộ nội dung cơ bản của Incoterm 2010 được chia sẻ trên nhằm mang đến cho các bạn góc nhìn THỰC TẾ từ nghề nghiệp xuất nhập khẩu, không mang tính lý thuyết hay học thuật nên mong nhận được đóng góp của các bạn nhé.

Thực tế khi các bạn học tại ITRAIN thì sẽ được dạy căn bản và chi tiết hơn. Không đơn thuần chỉ là phân tích các điều kiện mà còn được hướng dẫn nên sử dụng thế nào cho tối ưu và hiệu quả. Rồi đặc điểm chi tiết của các điều kiện, chân thành cảm ơn các bạn đã đọc. Good luck

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại website http://itrain.edu.vn

0 vote
Bài mới hơn
Bài cùng chuyên mục
Tin mới
  • Phí THC và LIFT ON-OFF là gì và sự khác nhau giữa hai loại phí nàyPhí THC và LIFT ON-OFF là gì và sự khác nhau giữa hai loại phí này
  • Ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong đại dịch Covid-19Ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong đại dịch Covid-19
  • Thế nào là kho ngoại quanThế nào là kho ngoại quan
  • Cách khai tên hàng hóa trên tờ khai hải quanCách khai tên hàng hóa trên tờ khai hải quan
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ITRAIN
Chắc chắn nói đến đào tạo thực tế, cầm tay chỉ việc thì Itrain chính là thương hiệu hàng đầu với hàng chục ngàn học viên đã tốt nghiệp. Giảng viên tại Itrain hầu hết đang giữ những vị trí cao cấp trong các công ty tài chính, kế toán, xuất nhập khẩu…
Phản hồi của khách hàng

PHẠM THỊ THIỀU

Trường phòng xuất nhập khẩu công ty Hanaro TNS Việt Nam

Follow us:

  •  
  •  
  •  
PHẠM THỊ THIỀU - Trường phòng xuất nhập khẩu công ty Hanaro TNS Việt Nam

NGÔ VĂN KHIÊM

Giám đốc chi nhánh Hải Phòng – công ty ONTIME Việt Nam

Follow us:

  •  
  •  
  •  
NGÔ VĂN KHIÊM - Giảng viên

LÊ VĂN KHOA

Giám đốc công ty BPI

Chuyên mảng tư vấn xuất nhập khẩu

Follow us:

  •  
  •  
  •  
LÊ VĂN KHOA -

NGUYỄN HỮU PHÚ

Giám đốc công ty CP KPC Quốc Tế

Chuyên về khóa học XNK, Logistics

Follow us:

  •  
  •  
  •  
NGUYỄN HỮU PHÚ -

GIDEON HOEN

Certified ESL Teacher

Tiếng anh xuất nhập khẩu

Follow us:

  •  
  •  
  •  
Gideon Hoen - Certified ESL Teacher

TRƯƠNG ĐÌNH LONG

Hansol Logistics Viet nam co., ltd/ Air team leader

Follow us:

  •  
  •  
  •  
TRƯƠNG ĐÌNH LONG -
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Đăng ký ngay để nhận thông tin về các khóa học mới nhất tại Itrain

Đăng ký nhận tin từ chúng tôi
(*)
(*)
(*)

PHẢN HỒI CỦA HỌC VIÊN VÀ NHÀ TUYỂN DỤNG

Quảng cáo
  • Anh1
  • Anh1
  • anh2
  • anh2
  • anh3
  • anh3
  • anh4
  • anh4

LỢI ÍCH SAU KHÓA HỌC

  • Có kinh nghiệm tương đương 1 - 3 năm làm việc thực tế và đảm nhận tốt tất cả các vị trí công việc trong công ty XNK và Logistics như: International Sale, Purchasing, Sales Logistics, Chứng từ xuất nhập khẩu, Hiện trường (Ops),...
  • Nắm chắc và vận dụng linh hoạt kiến thức chuyên ngành xuất nhập khẩu và logistics vào thực tế như: Incoterms, Hợp đồng ngoại thương Invoice, List, Tiếng Anh chuyên ngành, Phương thức thanh toán quốc tế, Tính chi phí Logistics, Quy trình XNK, HS code, C/O, Truyền tờ khai điện tử,...
  • Thành thạo kĩ năng phân tích và biết cách áp dụng các văn bản pháp luật hiện hành về XNK và Logistics vào công việc.
  • Được tham gia vào Gia đình Xuất nhập khẩu của các chuyên gia hàng đầu, hỗ trợ trọn đời đến khi thành thạo và làm được việc.
Hotline: 0915.380.616