Trong vận chuyển đường hàng không thì quy cách đóng gói là vô cùng quan trọng, nó tác động tới thời gian và chi phí vận chuyển. Thậm chí hàng còn không thể chất xếp được, dưới đây là một số quy cách đóng gói phù hợp.
Tham khảo thêm bài viết về các thuật ngữ cơ bản trong báo giá vận chuyển
https://itrain.edu.vn/mot-so-thuat-ngu-co-ban-trong-cac-bao-gia-dich-vu-cua-hang-tau-va-dai-ly-van-chuyen.html
- Hàng đóng thùng carton: đây là loại quy cách thường hay dùng nhất nhằm tiết kiệm chi phí do trọng lượng của vỏ thùng khá nhẹ và quá trình bốc xếp đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên chỉ thích hợp với các loại hàng hóa như dệt may hay các sản phẩm có trọng lượng nhẹ và có thể xếp chồng lên nhau mà thôi. Cách đóng gói này cũng dễ dàng trong quá trình vận chuyển và bốc xếp trong vận chuyển nội địa hay đường biển.
- Đóng thùng gỗ: là loại hàng hóa có trọng lượng nặng hoặc rất nặng hoặc cần bảo quản chặt chẽ để tránh mất hàng và hư hỏng. Cách đóng gói này thường chỉ làm khi thực sự cần thiết bởi rất tốn kém chi phí do thùng gỗ khá nặng và kích thước cũng rất lớn. Quá trình vận chuyển hoặc bốc xếp cũng rất khó khăn. Do vậy, phải cân nhắc kỹ càng trước khi xác định đóng gói theo quy cách này.
- Hàng đóng pallet: đây là loại quy cách được khá nhiều đơn vị sử dụng, bản chất là hàng đóng carton và xếp lên trên đế pallet (gỗ hoặc nhựa). Cách đóng gói này nhằm bảo quản hàng hóa tốt hơn và tránh được rủi ro thất lạc hoặc mất trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, cũng cần xác định rõ hàng đóng pallet có thực sự cần thiết không do cách đóng gói này cũng làm tăng chi phí vận chuyển đồng thời quá trình vận chuyển và bốc xếp sẽ khó khăn hơn. Thực tế, giá cước vận chuyển cho hàng đóng thùng gỗ hoặc pallet thường cao hơn thùng carton.
- Hàng đóng cont chuyên dụng: cách đóng gói này rất đặc biệt, nghĩa là hàng hóa được đóng trong cont (thùng tôn) của hãng hàng không được gọi là cont AKE và AKH (LD3, LD7, LD9, M1). Các loại cont này do các hãng hàng không sản xuất để vận chuyển hàng hóa cho khách hàng khi có nhu cầu. Một số loại hàng hóa thích hợp khi vận chuyển bằng quy cách này như hàng treo, hàng mau hỏng cần bảo quản riêng biệt, đặc biệt loại cont này có các quy định chặt chẽ liên quan như trọng lượng tối đa cho phép đóng là bao nhiêu, trọng lượng tính cước cả cont (Pivot weight) là bao nhiêu…., thường pivot weight dao động từ 710 – 750/LD3 tùy từng hãng hàng không, dĩ nhiên các loại cont khác thì pivot cũng sẽ khác nhau.
- Hàng vận chuyển nguyên mâm (ULD – Unit Load Devices): Trước hết phải khẳng định, phương thức đóng gói này chỉ được thực hiện bởi các hãng hàng không. Khi sử dụng ULD, các hãng hàng không thường có những lợi ích thật cụ thể. Họ có thể khuyến khích chất các kiện hàng có kích thước lớn, cồng kềnh. Bên cạnh đó, các kiện hàng nhỏ cũng có thể được gộp thành những khối hàng lớn. Vì vậy, ULD là phương tiện giúp các nhà vận chuyển khai thác được tối đa thể tích chất hàng trong hầm hàng. Ngoài các sự thuận tiện cho việc vận chuyển, chất và dỡ hàng, ULD còn mang lại tiện ích trong công tác đóng gói. Các thiết bị này sẽ bảo vệ được hàng hóa chất bên trong nhằm tránh hư hỏng và mất mát trong quá trình vận chuyển.
Và thực tế hàng hóa của các công ty xuất nhập khẩu vẫn phải được đóng theo 1 trong 3 quy cách cơ bản đầu tiên trước khi được xếp nguyên mâm.
Hình ảnh minh họa cụ thể về cách chất xếp trong khoang máy bay (mặt cắt của máy bay A330)