Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms) là yếu tố nền tảng, làm căn cứ để phân chia rủi ro và chi phí giữa người mua và người bán trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy trong các điều kiện thuộc nhóm C sự phân chia rủi ro và chi phí giữa người mua và người bán như thế nào, cần lưu ý điều gì? Những phân tích chuyên sâu dưới đây của chuyên gia XNK sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.
>>>> Xem thêm: Giải pháp xử lý C/O form E khi hóa đơn bên thứ ba xuất hiện Manufacturer or O/B ở ô số 7
1.Điều kiện CPT = Carriage Paid To = Cước phí trả đến…
Giao hàng Cước phí trả đến có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại nơi đến thoả thuận ở nước người mua. Người bán phải thuê phương tiện vận tải/trả cước phí để chở hàng đến nơi đến quy định. Nhưng mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao cho người chuyên chở.
Nghĩa vụ cụ thể như sau:
• Người bán thông quan XK, người mua thông quan NK
• Người bán thuê phương tiện vận tải
• Địa điểm giao hàng ở nước người mua.
CPT (Sân bay đến/Sân bay Changi)
CPT (cảng đến/cảng Singapore)
• Việc bốc, dỡ
• Người bán chịu chi phí + Rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải tại xưởng người bán.
• Người bán chịu chi phí cho việc bốc hàng lên máy bay/tàu biển (trả phí THC đầu bốc).
• Người mua chịu chi phí cho việc dỡ hàng xuống máy bay/tàu biển (trả phí THC đầu dỡ)
Nếu có thoả thuận khác đi thì phải nêu rõ trước khi ký hợp đồng.
• Người mua chịu chi phí + Rủi ro dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại xưởng người mua.
• Việc chuyển rủi ro
Rủi ro của hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi người bán giao hàng cho người chuyên chở. Cụ thể:
Nếu giao tại sân bay Tân Sơn nhất (cụ thể là giao đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX…) cho các hãng bay mà người bán thuê.
• Người bán chỉ cần chở hàng đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX… để giao cho hãng bay là hết trách nhiệm. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm cho những rui ro (và chi phí phát sinh từ rủi ro đó) cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải tại kho này. Và nôm na, nếu mất hàng trong kho này thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
Nếu giao ở cảng biển:
Trường hợp hàng đóng trong containers/sử dụng tàu Liner (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng chính):
• Người bán chỉ cần chở hàng đến các các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy là người bán hết trách nhiệm chịu rủi ro. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải/xe containers tại ICD này. Và nôm na, nếu mất hàng trong ICD này hay bất cứ rủi ro nào phát sinh trong đoạn đường từ ICD này đến cảng bốc thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyển. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính)
Người bán phải chở hàng đến cảng bốc, giao hàng lên tàu xong, người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro. Ví dụ nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người bán chịu. Thường thì nếu giao hàng theo tàu chuyến, hai bên sẽ dùng CFR thay vì dùng CPT.
• Người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng
Ghi nhớ:
• Nên chuyển đổi sử dụng từ CFR sang CPT nếu hàng đóng trong containers
• Thực tế hiện nay Các bên hay sử dụng khi hàng đi đường air
• Người mua phải chịu nhiều rủi ro. Nên người mua hay chỉ định hãng tàu
2.Điều kiện CIP = Carriage and Insurance Paid To = Cước phí và Phí bảo hiểm trả đến…
Giao hàng Cước phí và phí bảo hiểm trả đến có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại nơi đến thoả thuận ở nước người mua. Người bán phải thuê phương tiện vận tải/trả cước phí để chở hàng đến nơi đến quy định và mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhưng mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao cho người chuyên chở.
Nghĩa vụ cụ thể như sau:
(1) Người bán thông quan XK, người mua thông quan NK
(2) Người bán thuê phương tiện vận tải
(3) Địa điểm giao hàng ở nước người mua.
+ CIP (Sân bay đến/Sân bay Changi)
+ CIP (cảng đến/cảng Singapore)
(4) Việc bốc, dỡ:
+ Người bán chịu chi phí + Rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải tại xưởng người bán.
+ Người bán chịu chi phí cho việc bốc hàng lên máy bay/tàu biển (trả phí THC đầu bốc).
+ Người mua chịu chi phí cho việc dỡ hàng xuống máy bay/tàu biển (trả phí THC đầu dỡ)
Nếu có thoả thuận khác đi thì phải nêu rõ trước khi ký hợp đồng.
+ Người mua chịu chi phí + Rủi ro dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại xưởng người mua.
(5) Việc chuyển rủi ro: Rủi ro của hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi người bán giao hàng cho người chuyên chở. Cụ thể:
+ Nếu giao tại sân bay Tân Sơn nhất (cụ thể là giao đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX…) cho các hãng bay mà người bán thuê.
Người bán chỉ cần chở hàng đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX… để giao cho hãng bay là hết trách nhiệm. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm cho những rui ro (và chi phí phát sinh từ rủi ro đó) cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải tại kho này. Và nôm na, nếu mất hàng trong kho này thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
+ Nếu giao ở cảng biển:
Trường hợp hàng đóng trong containers/sử dụng tàu Liner (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng chính): Người bán chỉ cần chở hàng đến các các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy là người bán hết trách nhiệm chịu rủi ro. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải/xe containers tại ICD này. Và nôm na, nếu mất hàng trong ICD này hay bất cứ rủi ro nào phát sinh trong đoạn đường từ ICD này đến cảng bốc thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyển. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính)
Người bán phải chở hàng đến cảng bốc, giao hàng lên tàu xong, người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro. Ví dụ nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người bán chịu. Thường thì nếu giao hàng theo tàu chuyến, hai bên sẽ dùng CFR thay vì dùng CPT.
• Người bán phải mua bảo hiểm cho lô hàng:
• Mua loại thấp nhất ICC(C)
• Mua ở một công ty BH uy tín
• Mua cho 110% trị giá của lô hàng
• NB phải giúp người mua chuẩn bị các chứng từ khiểu nại đòi BH bồi thường trong trường hợp NM yêu cầu trợ giúp. ke toan thuc hanh
Ghi nhớ:
• Nên chuyển đổi sử dụng từ CIF sang CIP nếu hàng đóng trong containers
• Thực tế thì các bên hay sử dụng CIP khi hàng đi đường air
• Người mua phải chịu nhiều rủi ro. Nên người mua hay chỉ định hãng tàu
• Người bán chỉ là người mua bảo hiểm giúp. Mọi vấn đề liên quan đến khiếu nại đòi BH bồi thường và quyền lợi thụ hưởng tiền bồi thường thuộc về người mua.
3.Điều kiện CFR = Cost And Freight = Tiền hàng và Cước phí = CNF = CnF = C&F = CF
Giao hàng gồm tiền hàng và cước phí có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu, bốc hàng lên tàu của người chuyển chở do người bán thuê tại cảng bốc hàng. Người bán phải trả tiền cước tàu để chở hàng đến cảng đích quy định. Nhưng mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao lên tàu.
Nghĩa vụ cụ thể như sau:
(1) Người bán thông quan XK, người mua thông quan NK
(2) Người bán thuê tàu
(3) Địa điểm giao hàng ở nước người mua.
CFR (tên cảng dỡ hàng)
(4) Việc bốc, dỡ
Dù là tàu chuyến hay tàu chợ:
+ Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên xe containers tại xưởng của mình
+ Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên tàu tại cảng bốc (tức người bán chịu phí THC đầu bốc)
+ Người mua chịu chi phí cho việc dỡ hàng xuống tàu tại cảng dỡ (chịu phí THC phí THC đầu dỡ).
Nếu có thoả thuận khác đi thì phải nêu rõ trước khi ký hợp đồng.
+ Người mua chịu chi phí + rủi ro cho việc dỡ hàng xuống xe containers tại xưởng của mình.
(5) Việc chuyển rủi ro: Rủi ro của hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng đã được bốc lên tàu ở cảng đi.
Trường hợp hàng đóng trong containers/sử dụng tàu Liner (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng bốc:
• Người bán thường giao hàng cho các hãng tàu ở các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy nhưng người bán cần lưu ý là người bán phải chịu tất cả mọi rủi ro liên quan đến hàng cho đến khi hàng đã được bốc lên tàu cảng bốc, và rủi ro cho hàng trong quá trình bốc hàng lên tàu do người bán chịu.
• Đoạn đường từ ICD ra cảng thường là do hãng tàu tự sắp xếp vận chuyển, người bán hoàn toàn không thể kiểm soát được rủi ro cho hàng của mình suốt quảng đường này. Do vậy, người bán phải hết sức lưu ý. Và nếu giao hàng bằng containers người bán nên chuyển sang sử dụng điều kiện CPT thay vì dùng CFR.
Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyển. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính)
• Khi hàng đã được bốc lên tàu xong, người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro. Ví dụ nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người bán chịu. CFR phù hợp hơn với việc sử dụng tàu chuyến.
• Người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng
4.Điều kiện CIF = Cost, Insurance And Freight = Tiền hàng, Phí Bảo hiểm và Cước phí
Giao hàng gồm tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu, bốc hàng lên tàu của người chuyển chở do người bán thuê tại cảng bốc hàng. Người bán phải trả tiền cước tàu để chở hàng đến cảng đích quy định, đồng thời phải mua bảo hiểm cho lô hàng này. Nhưng mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao lên tàu.
(1) Người bán thông quan XK, người mua thông quan NK
(2) Người bán thuê tàu
(3) Địa điểm giao hàng ở nước người mua.
CIF (tên cảng dỡ hàng)
(4) Việc bốc, dỡ
Dù là tàu chuyến hay tàu chợ:
• Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên xe containers tại xưởng của mình
• Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên tàu tại cảng bốc (tức người bán chịu phí THC đầu bốc)
• Người mua chịu chi phí cho việc dỡ hàng xuống tàu tại cảng dỡ (chịu phí THC phí THC đầu dỡ).
Nếu có thoả thuận khác đi thì phải nêu rõ trước khi ký hợp đồng.
• Người mua chịu chi phí + rủi ro cho việc dỡ hàng xuống xe containers tại xưởng của mình.
(5) Việc chuyển rủi ro
Rủi ro của hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng đã được bốc lên tàu ở cảng đi.
Trường hợp hàng đóng trong containers/sử dụng tàu Liner (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng bốc:
• Người bán thường giao hàng cho các hãng tàu ở các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy nhưng người bán cần lưu ý là người bán phải chịu tất cả mọi rủi ro liên quan đến hàng cho đến khi hàng đã được bốc lên tàu cảng bốc. Rủi ro cho hàng trong quá trình bốc hàng lên tàu do người bán chịu.
• Đoạn đường từ ICD ra cảng thường là do hãng tàu tự sắp xếp vận chuyển, người bán hoàn toàn không thể kiểm soát được rủi ro cho hàng của mình suốt quảng đường này. Do vậy, người bán phải hết sức lưu ý. Và nếu giao hàng bằng containers người bán nên chuyển sang sử dụng điều kiện CPT thay vì dùng CFR.
Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyển. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính)
Khi hàng đã được bốc lên tàu xong, người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro. Ví dụ nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người bán chịu. CFR phù hợp hơn với việc sử dụng tàu chuyến.
• Người bán phải mua bảo hiểm cho lô hàng:
• Mua loại thấp nhất ICC(C)
• Mua ở một công ty BH uy tín
• Mua cho 110% trị giá của lô hàng
• NB phải giúp người mua chuẩn bị các chứng từ khiểu nại đòi BH bồi thường trong trường hợp NM yêu cầu trợ giúp.
>>>>> Bài viết tham khảo: khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn ở tphcm
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về các điều kiện thương mại quốc tế Incoterm và vận dụng vào thực tiến, bạn có thể tham gia Khóa học xuất nhập khẩu thực tế ở tphcm và hà nội tại Xuất nhập khẩu ITRAIN. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế.
Xuất nhập khẩu ITRAIN – Hệ thống đào tạo xuất nhập khẩu - logistics thực tế số 1 Việt Nam