Kết nối với chúng tôi
Đăng kí ngay

Nghiệp vụ Chiết khấu bộ chứng từ trong thanh toán theo phương thức Thư tín dụng.

Nghiệp vụ Chiết khấu bộ chứng từ trong thanh toán theo phương thức Thư tín dụng.

Trong trường hợp thanh toán trả chậm (L/C trả chậm), Người xuất khẩu không muốn chờ đợi thanh toán từ Ngân hàng phát hành nên muốn nhận tiền thanh toán trước từ Ngân hàng Thông báo. Sau đó, Ngân hàng Thông báo tự chịu trách nhiệm thu tiền từ Ngân hàng phát hành. Hoạt động này được gọi là Chiết khẩu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo.

Nghiệp vụ Chiết khấu bộ chứng từ trong thanh toán LC

Trong trường hợp thanh toán trả chậm (L/C trả chậm), Người xuất khẩu không muốn chờ đợi thanh toán từ Ngân hàng phát hành nên muốn nhận tiền thanh toán trước từ Ngân hàng Thông báo. Sau đó, Ngân hàng Thông báo tự chịu trách nhiệm thu tiền từ Ngân hàng phát hành. Hoạt động này được gọi là Chiết khẩu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo. Lúc này, Ngân hàng Thông báo chỉ trả triền trước cho người xuất khẩu khi “bộ chứng từ đã được chấp nhận (chứng từ hợp lý, hợp lệ) bởi Ngân hàng phát hành L/C”. Trong một số trường hợp, L/C là L/C trả ngay nhưng vì lý do nào đó, ngân hàng phát hành chậm thanh toán, hoặc người xuất khẩu đang cần tiền thì cũng có thể yêu cầu ngân hàng Thông báo chiết khấu bộ chứng từ.

Số tiền được thanh toán trước này thường không phải là toàn bộ trị giá L/C(100%). Bởi phần chênh (thiếu) chính là phí chiết khấu và những khoản rủi ro dự phòng của ngân hàng Thông báo.

Phí chiết khấu được tính dựa vào lãi suất cho vay ngắn hạn và số ngày dự kiến sẽ nhận được tiền hàng từ ngân hàng Phát hành. Với chứng từ xuất trình theo LC trả ngay, số ngày dự kiến có thể là 10 ngày nhưng đối với LC trả chậm, số ngày dự kiến được căn cứ vào thời hạn trả chậm hoặc số ngày còn lại của hối phiếu trả chậm đã được chấp nhận

Ngân hàng Thông báo cung cấp 02 hình thức chiết khẩu

  • Một là Chiết khẩu có truy đòi (Negotiation with Recourse): Nghĩa là nếu Ngân hàng Phát hành không trả tiền cho ngân hàng Thông báo thì Ngân hàng Thông báo sẽ đòi lại số tiền đã ứng trước đó cho người bán (thường là đòi cả tiền ứng trước và tiền lãi).
  • Hai là Chiết khẩu miễn truy đòi (Negotiation without Recourse): Nghĩa là nếu Ngân hàng Phát hành không trả tiền cho ngân hàng Thông báo thì Ngân hàng Thông báo sẽ không được quyền đòi lại số tiền đã ứng trước đó cho người xuất khẩu (người bán). Cách này rất rủi ro cho Ngân hàng Thông báo nên ngân hàng rất ít áp dụng hoặc áp dụng với phí chiết khấu rất cao.

Quy trình chiết khấu bộ chứng từ:

(1) Người xuất khẩu và người nhập khẩu ký kết hợp đồng

(2) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo yêu cầu của thư tín dụng (L/C)

(3) Người xuất khẩu lập Bộ chứng từ và gửi cho Ngân hàng Thông báo. Đồng thời yêu cầu Ngân hàng Thông báo chiết khấu bộ chứng từ.

(4) Ngân hàng Thông báo thực hiện chiết khấu Bộ chứng từ, tức là trả tiền cho người xuất khẩu.

(5) Ngân hàng Thông báo (Ngân hàng Chiết khấu) gửi Bộ chứng từ cho Ngân hàng Phát hành và yêu cầu thanh toán

(6) Ngân hàng Phát hành trả tiền cho Ngân hàng Thông báo.

Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ khi thanh toán bằng D/A

  • Trong một số trường hợp người xuất khẩu đã thoả thuận trên hợp đồng là cho người nhập khẩu trả chậm, nhưng do người xuất khẩu sau khi giao hàng lại đang cần tiền gấp, lúc này người xuất khẩu sẽ nghĩ đến cách là sẽ chiết khấu (bán lại) bộ chứng từ cho Ngân hàng của mình (Ngân hàng thong báo – Ngân hàng chiết khấu)
  • Số tiền người xuất khẩu nhận được thường thấp hơn giá trị lô hàng (do người xuất khẩu phải trả phí chiết khấu cho ngân hàng, thường tính theo lãi suất cho vay ngắn hạn của thị trường).
  • Do người trả tiền thực sự cho lô hàng là người nhập khẩu nên rủi ro cho Ngân hàng thông báo khi họ chiết khấu / nhập khẩu lại bộ chứng từ là rất cao. Cho nên, ngân hàng thường thực hiện hình thức chiết khấu truy đòi. Có nghĩa là: nếu cuối cùng người nhập khẩu không trả tiền, thì ngân hàng sẽ đòi lại số tiền đã trả cho người xuất khẩu trước đó. Và thường ngân hàng cũng không chiết khẩu 100% giá trị của bộ chứng từ.

>>>>>>>>>> Tham khảo thêm bài bài viết https://itrain.edu.vn/noi-dung-thu-tin-dung-trong-thanh-toan-quoc-te.html

Itrain – trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu và logistics số 1 Việt Nam

Train to Succeed

Số 9 Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0915 380 616

Mail: info@itrain.edu.vn

0 vote
Bài mới hơn
Bài cùng chuyên mục
  • Sự khác nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ và xác nhận thư tín dụng (L/C) (8/15/2020 12:00:00 PM)

    Sự khác nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ và xác nhận thư tín dụng (L/C) là một trong những nghiệp vụ quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp Xuất nhập khẩu nào cũng cần quan tâm và nắm được. Nhằm xử lý linh hoạt các tình huống hoặc nhu cầu phát sinh trong việc thực hiện các điều khoản của một giao dịch thương mại quốc tế

  • Nội dung thư tín dụng trong thanh toán Quốc tế (8/15/2020 12:00:00 PM)

    Nhiều bạn làm xuất nhập khẩu nhưng có thể chưa một lần nhìn Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C) trong thanh toán quốc tế. Đơn giản vì có thể bạn chỉ làm một phương thức duy nhất là Chuyển tiền bằng điện (TTR). Bài viết dưới đây giới thiệu nội dung cơ bản của 1 thư tín dụng trong thanh toán Quốc tế

  • Quy trình kiểm tra LC (8/15/2020 12:00:00 PM)

    Kiểm tra L/C là khâu cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. Nếu không phát hiện được sự phù hợp giữa L/C với hợp đồng mà người xuất khẩu cứ tiến hành giao hàng theo hợp đồng thì sẽ không đòi được tiền, ngược lại nếu giao hàng theo yêu cầu của L/C thì vi phạm hợp đồng.

Tin mới
  • Phí THC và LIFT ON-OFF là gì và sự khác nhau giữa hai loại phí nàyPhí THC và LIFT ON-OFF là gì và sự khác nhau giữa hai loại phí này
  • Ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong đại dịch Covid-19Ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong đại dịch Covid-19
  • Thế nào là kho ngoại quanThế nào là kho ngoại quan
  • Cách khai tên hàng hóa trên tờ khai hải quanCách khai tên hàng hóa trên tờ khai hải quan
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ITRAIN
Chắc chắn nói đến đào tạo thực tế, cầm tay chỉ việc thì Itrain chính là thương hiệu hàng đầu với hàng chục ngàn học viên đã tốt nghiệp. Giảng viên tại Itrain hầu hết đang giữ những vị trí cao cấp trong các công ty tài chính, kế toán, xuất nhập khẩu…
Phản hồi của khách hàng

PHẠM THỊ THIỀU

Trường phòng xuất nhập khẩu công ty Hanaro TNS Việt Nam

Follow us:

  •  
  •  
  •  
PHẠM THỊ THIỀU - Trường phòng xuất nhập khẩu công ty Hanaro TNS Việt Nam

NGÔ VĂN KHIÊM

Giám đốc chi nhánh Hải Phòng – công ty ONTIME Việt Nam

Follow us:

  •  
  •  
  •  
NGÔ VĂN KHIÊM - Giảng viên

LÊ VĂN KHOA

Giám đốc công ty BPI

Chuyên mảng tư vấn xuất nhập khẩu

Follow us:

  •  
  •  
  •  
LÊ VĂN KHOA -

NGUYỄN HỮU PHÚ

Giám đốc công ty CP KPC Quốc Tế

Chuyên về khóa học XNK, Logistics

Follow us:

  •  
  •  
  •  
NGUYỄN HỮU PHÚ -

GIDEON HOEN

Certified ESL Teacher

Tiếng anh xuất nhập khẩu

Follow us:

  •  
  •  
  •  
Gideon Hoen - Certified ESL Teacher

TRƯƠNG ĐÌNH LONG

Hansol Logistics Viet nam co., ltd/ Air team leader

Follow us:

  •  
  •  
  •  
TRƯƠNG ĐÌNH LONG -
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Đăng ký ngay để nhận thông tin về các khóa học mới nhất tại Itrain

Đăng ký nhận tin từ chúng tôi
(*)
(*)
(*)

PHẢN HỒI CỦA HỌC VIÊN VÀ NHÀ TUYỂN DỤNG

Quảng cáo
  • Anh1
  • Anh1
  • anh2
  • anh2
  • anh3
  • anh3
  • anh4
  • anh4

LỢI ÍCH SAU KHÓA HỌC

  • Có kinh nghiệm tương đương 1 - 3 năm làm việc thực tế và đảm nhận tốt tất cả các vị trí công việc trong công ty XNK và Logistics như: International Sale, Purchasing, Sales Logistics, Chứng từ xuất nhập khẩu, Hiện trường (Ops),...
  • Nắm chắc và vận dụng linh hoạt kiến thức chuyên ngành xuất nhập khẩu và logistics vào thực tế như: Incoterms, Hợp đồng ngoại thương Invoice, List, Tiếng Anh chuyên ngành, Phương thức thanh toán quốc tế, Tính chi phí Logistics, Quy trình XNK, HS code, C/O, Truyền tờ khai điện tử,...
  • Thành thạo kĩ năng phân tích và biết cách áp dụng các văn bản pháp luật hiện hành về XNK và Logistics vào công việc.
  • Được tham gia vào Gia đình Xuất nhập khẩu của các chuyên gia hàng đầu, hỗ trợ trọn đời đến khi thành thạo và làm được việc.
Hotline: 0915.380.616